Nếu cần chỉ ra một điều về cuộc khủng hoảng Coronavirus đang diễn ra, đó sẽ là Covid-19 tác động không còn chỉ giới hạn đến sức khỏe thể chất mà còn cả tinh thần của chúng ta. Nỗi sợ bị lây lan cũng nhanh và nguy hiểm như như chính coronavirus, đó cũng là một mối nguy hiểm. Có thể bạn chưa hình dung ra, lừa đảo trực tuyến liên quan Covid-19 cũng đang bùng phát như chính virus vậy.
Bạn đang đọc: Tấn cộng mạng, lừa đảo trực tuyến liên quan tới Covid-19 bùng phát
Đại dịch Covid-19 trên mạng cũng đang bùng phát như virus ở người
Trong vài ngày qua, coronavirus COVID-19 đã tạo ta sự hoảng loạn của người dân trên toàn cầu. Điều này dẫn đến sự gia tăng của tin tức giả và thông tin sai lệch lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội.
Và nguy hiểm hơn nữa là sự hoảng loạn đã dẫn đến cơ hội cho các các vụ lừa đảo Internet COVID-19 (Internet Covid-19 Scams). Đây là các mối đe dọa an ninh mạng và các hoạt động độc hại. Thế giới thủ thuật sẽ tổng hợp giúp bạn các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến (Phishing Scam) theo chủ đề coronavirus cũng như hoạt động tấn công, nguy hại diễn ra trên toàn cầu.
Coronavirus COVID-19 scams
Thế giới thủ thuật đã tổng hợp một danh sách một số vụ lừa đảo trực tuyến có chủ đề tệ nhất về coronavirus và các mối đe dọa an ninh mạng ảnh hưởng đến người dùng.
- Công việc tại nhà và lừa đảo rửa tiền.
- Lừa đảo đăng ký Netflix miễn phí (scam)
- Lừa đảo về virus corona (scam).
- Coronavirus ransomware & lừa đảo sextortion
- Trang web theo dõi COVID-19 giả mạo.
- Ứng dụng giả mạo
- Hội thảo phòng chống coronavirus nhằm lừa đảo trực tuyến
- Lừa đảo cung cấp thiết bị y tế
- Web lừa đảo về vắc-xin coronavirus.
1. Công việc tại nhà và lừa đảo rửa tiền.
Hàng nghìn công ty, doanh nghiệp tạm thời đóng cửa kể kể từ khi dịch coronavirus bùng phát. Hàng triệu người buộc phải làm việc từ xa. Giờ đây, tin tặc đang nhắm mục tiêu vào những người không thể làm việc từ xa và đang tìm kiếm công việc trên Internet. Thủ đoạn của chúng là đưa nạn nhân vào các kế hoạch rửa tiền.
Những kẻ lừa đảo, dưới tên của Vasty Health Care Foundation, đăng tuyển các đại diện dịch vụ khách hàng trực tuyến với lý do giúp đỡ các nạn nhân coronavirus. Tiền có khả năng bị đánh cắp từ tài khoản ngân hàng của ai đó và sẽ được ghi có vào tài khoản ngân hàng của người tìm việc. Và số tiền này cuối cùng sẽ rửa tiền vào tiền điện tử.
Trong trò lừa đảo này, người tìm việc có thể không phải là nạn nhân của trò lừa đảo này. Nhưng bạn đang giúp đỡ một tên tội phạm, điều này cũng vô đạo đức và phạm pháp.
2. Lừa đảo đăng ký Netflix miễn phí
Một tin nhắn rác hứa hẹn sẽ cung cấp thuê bao Netflix miễn phí trong đợt dịch coronavirus. Mặc dù đúng là có nhiều Công ty, dịch vụ hỗ trợ người dùng miễn phí dịch vụ trong giai đoạn này. Netflix không phải là một trong số đó.
Người dùng được yêu cầu đăng ký tại netflix-usa.net. Lừa đảo bạn nhé!
Những kẻ lừa đảo cũng yêu cầu các nạn nhân chia sẻ tin nhắn với 10 người bạn để tận dụng thẻ Netflix miễn phí trong quá trình cách ly tại nhà. Nó chỉ đơn giản là tối đa hóa phạm vi của thư rác, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều người dùng hơn nữa.
3. Lừa đảo về virus corona
Tội phạm mạng lừa người dùng cài đặt Trojan truy cập từ xa (RAT) và phần mềm độc hại đánh cắp dữ liệu khác qua việc cung cấp phần mềm diệt virus coronavirus. Malwarebytes đã tìm thấy một trang web chống vi-rút covid19. Trang web thông tin sẽ bảo vệ người dùng chống lại vi-rút COVID-19. Khi cài đặt ứng dụng chống vi-rút giả mạo này, máy tính của bạn sẽ bị nhiễm phần mềm độc hại. Đây là mức độ mà tin tặc đang kiếm tiền từ sự sợ hãi của coronavirus.
Phần mềm độc hại liên quan coronavirus đang gia tăng mạnh trong những ngày này. Bên cạnh lừa nạn nhân cài đặt các phần mềm độc hại, chúng còn gửi cho nạn nhận qua email có chứa tệp đính kèm có mã độc.
4. Coronavirus ransomware & lừa đảo
Những kẻ tấn công Ransomware đang tìm cách để hưởng lợi từ sự sợ hãi coronavirus. Gần đây, một ứng dụng độc hại được ngụy trang thành ứng dụng theo dõi coronavirus đã kích hoạt một cuộc tấn công ransomware trên điện thoại thông minh nạn nhân.
Tệ hơn nữa, khi những kẻ tấn công cũng đe dọa tung hình ảnh hoặc video của nạn nhân lên mạng nếu chúng không nhận được tiền. Trước các mối nguy trên, việc bảo vệ danh tính, dữ liệu cá nhân của người dùng là hết sức cần thiết.
5. Ứng dụng giả mạo
Trong một số trường hợp, tin tặc đang chiếm quyền điều khiển cài đặt DNS của bộ định tuyến. Từ đây, chúng chuyển hướng nạn nhân đến các trang web độc hại quảng bá ứng dụng từ các tổ chức có uy tín như WHO, v.v. Các trang web này sau đó đẩy các ứng dụng độc hại liên quan đến coronavirus.
Lời khuyên chỉ ra: Bạn chỉ nên cài đặt các ứng dụng chính hãng từ Trang/ Kho ứng dụng Microsoft, Android hoặc Apple Store chính thức.
6. Trang web theo dõi COVID-19 giả mạo
Tình hình dịch ngày càng nghiêm trọng và mong muốn cập nhật về dịch tăng cao. Các tổ chức lớn như Microsoft hoặc chính phủ đều có kênh thông tin chính thức cập nhật.
Tìm hiểu thêm: Smartphone Android bàn phím trượt, gọi vốn 10 ngày được 19 tỷ
Tuy nhiên, người dùng thường có vẻ bối rối về việc nên tin tưởng trang web nào. Do đó, các website theo dõi coronavirus giả đã trở nên cực kỳ phổ biến. Các ứng dụng và trang web không đáng tin cậy này thường khóa người dùng khỏi thiết bị của họ và giữ dữ liệu của họ để đòi tiền chuộc.
7. Hội thảo phòng chống coronavirus nhằm lừa đảo trực tuyến
Các nhân viên y tế trên thế giới đang làm việc dưới áp lực cực lớn kể từ khi dịch coronavirus bùng phát. Thật không may, những kẻ tấn công thậm chí đang cố gắng lừa nhân viên y tế rơi vào lừa đảo. Gần đây, những kẻ tấn công đã bị bắt gặp khi thuyết phục nhân viên y tế tham gia hội thảo phòng chống virus coronavirus miễn phí.
Trên thực tế, cái gọi là hội thảo phòng chống ‘coronavirus này không gì khác ngoài một trò lừa đảo. Bắt đầu bằng một email giả mạo. Email này bao gồm một liên kết đến một trang web trông giống như một ứng dụng Web Outlook. Chúng kêu gọi người dùng nhập thông tin đăng nhập của họ. Khi nhập tên người dùng / email và mật khẩu, người dùng sẽ có thông tin đăng nhập bị xâm phạm ngay lập tức.
Microsoft đã và đang xử lý các chiến dịch lừa đảo có chủ đề coronavirus như vậy. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận thêm cẩn thận về các cuộc tấn công lừa đảo như vậy.
8. Lừa đảo cung cấp thiết bị y tế
Sự bùng phát coronavirus đã và đang ảnh hưởng đến người dùng trên toàn cầu. Gây ra sự thiếu hụt nguồn cung y tế sau khi bùng phát. Và Tin tặc đã khai thác tình hình để thu lợi.
>>>>>Xem thêm: Ứng dụng AI trên Microsoft Teams giúp tối đa hiệu quả công việc
Một số trang web đáng ngờ, cung cấp thiết bị y tế với giá rất thấp, chấp nhận thanh toán qua PayPal và Bitcoin. Đây là những trang web hoàn toàn giả mạo được điều hành bởi những kẻ lừa đảo. Mục đích duy nhất là lừa nạn nhân bằng cách không cố ý xử lý các đơn đặt hàng sau khi nhận được khoản thanh toán.
9. Web lừa đảo về vắc-xin coronavirus
Tệ hơn nữa là những kẻ hứa cung cấp coronavirus miễn phí từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tất cả bạn cần làm là trả $ 4,95 để trang trải chi phí vận chuyển. Đó không gì khác ngoài một scam – lừa đảo trực tuyến mà bạn nên tránh xa. Hiện tại không có vắc-xin COVID-19 hợp pháp hiện có và WHO không phân phối bất kỳ loại vắc-xin nào.
Nguyên nhân chính đằng sau những trò gian lận và tấn công này là thông tin sai lệch về vụ dịch. Nếu bạn gặp bất kỳ lừa đảo trực tuyến như vậy, hãy chắc chắn để báo cáo nó với các cơ quan có liên quan.
10. Tổng kết
Đại dịch Covid-19 đang xảy ra trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả người dân. Và tệ hơn là có những kẻ lợi dụng thời điểm này để hòng mưu lợi cho mình.
Tất cả bạn cần làm là nâng cao cảnh giác và bảo vệ mình, bảo vệ dữ liệu. Hạn chế truy cập các email, đường dẫn hay cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc. Sử dụng ứng dụng và phần mềm bản quyền và cảnh giác trước những thông tin hoặc thủ đoạn lừa đảo
Billy Nguyễn – Thế giới thủ thuật